Hướng dẫn giúp "Cai Nghiện" Facebook

Mạng facebook hiện nay khá phổ biến nhưng có nhiều người quá lạm dụng facebook dẫn đến bạn không còn nhiều thời gian cho giấc ngủ hay làm các việc khác. Để giảm cơn nghiện này bạn cùng xem cách cai nghiện facebook hiệu quả ở bài viết của chúng mình ngay sau đây
Tắt facebook đi và làm những việc khác, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thời gian hơn khi không sử dụng facebook. Là một trong những mạng xã hội thu hút người dùng đặc biệt là giới trẻ lớn nhất hiện nay Facebook đã là mọi người cảm thấy thích thú khi có thể chia sẻ cũng như cập nhật mọi thông tin. Tuy nhiên, nhiều người quá lạm dụng việc vào facebook hay mọi người vẫn nói là nghiện facebook thì quỹ thời gian một ngày của bạn sẽ chẳng còn lại được bao nhiêu. Cùng xem cách để cai nghiện facebook hiệu quả dưới đây.

1. Không bao giờ để Facebook luôn trong trạng thái đăng nhập
Thoát Facebook là cách chắc chắn nhất để bạn tránh lúc nào cũng kiểm tra xem có thông tin mới nào hay không.Nếu bạn luôn giữ đăng nhập Facebook, sự tò mò trong việc kiểm tra các tin nhắn, tin mới trên “News feed” là không thể tránh khỏi. Thoát Facebook là một cách hay giúp bạn biến thói quen tự động vô thức của bạn thành một nỗ lực có ý thức. Hãy cố gắng để chỉ mở trang này vào thời gian giải lao hay nghỉ ăn trưa. Sau đó, khi làm việc trở lại, bạn hãy đăng xuất ngay lập tức.
2. Chia sẻ nội dung trên Facebook mà không cần đăng nhậpBạn không nhất thiết phải đăng nhập mới có thể chia sẻ nội dung trên Facebook. Chỉ cần bổ sung một ứng dụng ‘Post to Facebook’ vào trình duyệt web mà bạn đang sử dụng, tất cả những cập nhật nội dung của bạn sẽ chờ sẵn trên Facebook khi bạn đăng nhập vào trang này lần tới.
3. Tắt các thông báo (notification) từ Facebook
Khi bạn download công cụ vào Facebook riêng, Facebook sẽ luôn thông báo mỗi khi có một bình luận (comment) được đưa lên tường của bạn. Việc tắt những thông báo này giúp bạn tránh bị thu hút và “cám dỗ” xem liệu mọi người đang nói cái gì. Một cách hay có thể giúp bạn đó là chọn để Facebook gửi các thông báo này tới email và kiểm tra vào những thời gian phù hợp mà không cần phải đăng nhập vào Facebook.
4. Cập nhật ảnh bằng các trang mạng khác
Nếu bạn có ý định đưa nhiều hình ảnh của mình lên mạng xã hội, tại sao bạn không nghĩ tới Flickr, Instagram, Tumblr và Twitter thay vì Facebook? Facebook không phải là trang nắm giữ “độc quyền” đối với việc cập nhật và chia sẻ ảnh.
5. Sử dụng Facebook một cách có ý thức
Hãy sử dụng Facebook có mục đích và giới hạn cụ thể. Hãy chỉ đưa lên một comment hay câu trả lời một ai đó, sau đó phải đăng xuất ngay. Đừng để bản thân tự do đăng nhập và lướt Facebook vô thời hạn. Hãy xem Facebook như một nhiệm vụ cụ thể trong danh sách việc cần làm và có khoảng thời gian cụ thể cho việc đó. Tốt hơn hết, hãy sử dụng Facebook khi nghỉ giải lao.
6. Thư giãn cách khác thay vì dùng Facebook
Mỗi khi cảm thấy muốn “click” vào biểu tượng Facebook, hãy đứng dậy, đi ra ngoài làm một cốc cà phê hoặc đi dạo một vòng quanh cơ quan. Đây là cách thức tương tự như dành cho một con nghiện thuốc lá: họ giảm độ nghiện bằng cách nhai kẹo cao su mỗi khi tới “cơn”. Trên thực tế, Facebook đã được chứng minh là gây nghiện mạnh hơn cả thuốc lá hay đồ uống có cồn.Tuy nhiên, bạn cũng nên áp dụng cách “cai nghiện” này sao cho hợp lý. Nếu bạn là người kiểm tra Facebook 6 lần mỗi giờ đồng hồ, thì mỗi khi “thèm” Facebook, bạn chỉ cần ngồi tại chỗ, vận động chân tay. Việc thường xuyên ra ngoài để pha đồ uống và đi lòng vòng sẽ khiến sếp và đồng nghiệp của bạn để ý, đồng thời cũng không có lợi cho năng suất làm việc của chính bạn.
7. Chuyển sang dùng những mạng xã hội ít “gây nghiện” hơn Facebook
Nếu quá “nghiện” Facebook, bạn có thể sử dụng những trang mạng xã hội khác để duy trì liên lạc. Có rất nhiều mạng xã hội giúp bạn “buôn chuyện” nhanh và thư giãn đầu óc mà không tiêu tốn nhiều thời gian như Facebook, chẳng hạn Instagram hay LinkedIn. Những trang mạng này vẫn gây “nghiện”, nhưng ở mức độ nhẹ hơn.Tuy nhiên, bạn cũng không nên để xảy ra tình trạng “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” khi “né” Facebook mà lại chuyển sang “nghiện” những mạng xã hội này.Facebook được thiết kế để giúp bạn duy trì kết nối với mọi người trên mạng, nhưng gần như đã khiến bạn “ngắt kết nối”với đời thực. Xét cho cùng, công việc phải là ưu tiên số 1 khi bạn có mặt ở công sở. Bởi vậy, hãy toàn tâm toàn ý với công việc và thử áp dụng cách gợi ý ở trên để biết kết quả.
8.
Xác Định Đúng Mục Tiêu
Facebook giúp bạn giữ kết nối cũng như chia sẻ mọi điều về cuộc sống thường ngày của mình với gia đình và bạn bè. Nếu là một nhà quản lí, doanh nhân, bạn có thể sử dụng Facebook như một công cụ quảng bá, mang tên tuổi của doanh nghiệp mình tới người dùng khắp mọi nơi một cách hiệu quả. Hơn nữa, Facebook còn là một công cụ giải trí. Kết bạn, chơi game và sử dụng các ứng dụng (apps) là những lí do phổ biến nhất để một người dùng Internet tạo tài khoản Facebook cho bản thân mình.Hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay về lí do đầu tiên xuất hiện trong đầu thôi thúc bạn đăng kí một tài khoản Facebook. Việc sử dụng Facebook của bạn sau này có còn bám vào lí do ban đầu đó hay không? Rắc rối bắt đầu xảy ra khi bạn bắt đầu sử dụng Facebook để thực hiện tất cả những hoạt động kể trên (hoặc nhiều hơn nữa) thay vì chỉ lựa chọn ra một mục đích nhất định. Việc sử dụng Facebook “ôm đồm” như vậy sẽ khiến cho trang của bạn trở thành một mớ thông tin rối ren và tệ hại hơn, nó nghiền nát “quỹ thời gian” 24h ít ỏi của bạn mỗi ngày.
Một khi bạn đã xác định đúng đắn mục tiêu sử dụng Facebook cho chính mình, hãy tập trung vào mục tiêu này. Điều này sẽ giúp bạn thấy Facebook hữu ích hơn và không quá sa đà hàng giờ vào những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội.

9.Chia Sẻ Mục Tiêu Của Bạn Với Bạn Bè.
Hãy làm sao cho Facebook trở thành một công cụ hữu ích đối với mình, chứ không phải là một cỗ máy tàn phá thời gian, sức khỏe và tiền bạc của bạn. Hãy cài đặt một ứng dụng lịch trên Facebook như 30 Boxes để tổ chức và chia sẻ mục tiêu cũng như các sự kiện của bạn trên “Phây” một cách thông minh. 30Boxes hoạt động như một cuốn lịch online giúp bạn lập danh mục những công việc cần làm và nhận tin nhắn, thông báo từ các mạng xã hội khác như Twitter, MySpace, Blogger… đặc biệt có thể thông qua smartphone của bạn.Bên cạnh đó, đừng quên nhờ bạn bè trên Facebook trở thành những nhân tố thúc đẩy bạn nỗ lực đạt được mục tiêu của mình và thường xuyên nhắc nhở bạn các mốc thời gian trên hành trình “cai nghiện” Facebook của bản thân qua ứng dụng này.

10.Hạn Chế Thời Gian Sử Dụng.
Một khi bạn đã đặt ra mục tiêu sử dụng Facebook cho mình, hãy xác định chắc chắn tổng thời gian mỗi ngày bạn dành để “online” trên Facebook. Nhiều công cụ hữu ích như Stayfocusd có thể giúp bạn việc này. Đây là một tiện ích (extension) của Google Chrome, cho phép người dùng Internet giới hạn thời gian sử dụng của họ mỗi ngày trên một website cụ thể. Hãy cài đặt giới hạn này, và một khi bạn vượt quá con số đó, tiện ích sẽ tự động chặn truy cập của bạn vào trang web cho tới khi thời hạn 24h của mỗi ngày trôi qua.Đây là cách cai “từ từ”. Giảm dần giới hạn thời gian đã nói ở trên sẽ giúp bạn chuyển từ nghiện nặng, nghiện nhẹ sang dần dần… dứt bỏ hẳn Facebook.
Đây là bài viết mình tổng hợp lại.Và bạn cũng từng “nghiện” Facebook? Bạn có cách hay và đã áp dụng thành công để đối phó với việc này? Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Không có nhận xét nào